Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền cho người lành.
Hiện nay là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng theo chu kỳ hàng năm, do nắng nóng xen kẽ các trận mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển.
Biện pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết là loại trừ nơi đẻ trứng của muỗi vằn, loại trừ ổ bọ gậy, diệt muỗi vằn truyền bệnh và không để muỗi đốt.
Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp sau:
-
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để hạn chế chỗ cho muỗi sinh sản và phát triển như: bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, các dụng cụ chứa nước khác như” xô, thùng, chậu, chai, lọ, …
-
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ như xô, thùng, chậu, lọ hoa, …; lật úp các dụng cụ không chứa nước không sử dụng.
-
Hàng tuần mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình dành ít nhất 10 phút để vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
-
Thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi đốt như ngủ màn ngay cả ban ngày; sử dụng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
-
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch và trong các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
-
Khi có biểu hiện sốt cao liên tục cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa và tư vấn điều trị, đồng thời thông báo cho Trạm Y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. Không tự ý điều trị tại nhà.
KHÔNG CÓ BỌ GẬY – KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT.
KHÔNG CÓ MUỖI VẰN – KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT.
(Nguồn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội)
File âm thanh tuyên truyền về phòng chống sốt xuất huyết tải tại đây!