CAO ĐẲNG ĐIỆN DÂN DỤNG

 

QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC
SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

 

(Ban hành theo Quyết định số:160A/QĐ-CDT ngày 19 tháng 4 năm 2017 của Hiệu trưởng Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị)

 

Tên ngành, nghề       

: Điện dân dụng

Mã ngành, nghề      

: 6520226

Trình độ đào tạo    

: Cao đẳng

Hình thức đào tạo  

: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh

: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên

Thời gian đào tạo

2.5 năm (30 tháng)               

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

       Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện dân dụng, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất:

- Nhận thức đúng  đắn về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định. Thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước;

- Có lý tưởng phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. 

1.2.2. Về kiến thức:

Sau khóa học, người học có khả năng:

- Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của kim loại và hợp kim; dây dẫn, dây cáp, dây điện từ; vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ thường dùng trong ngành điện dân dụng;

- Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các khí cụ điện hạ thế điều khiển bằng tay; khí cụ bảo vệ, khống chế và điều khiển gián tiếp trong lĩnh vực điện dân dụng;

- Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt,  phụ tải của một căn hộ đường ống PVC nổi;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) ba pha, một pha. Nguyên tắc hoạt động, đặc điểm của các loại thiết bị tự động điều khiển dân dụng;

- Trình bày được các khái niệm về công tác tổ chức sản xuất và quản lý xí nghiệp vừa và nhỏ;

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật

1.2.3. Về kỹ năng:

Sau khóa học, người học có năng lực:

- Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

- Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: hệ thống điện căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước, máy phát điện một pha;

- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh gia dụng;

- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tự động điều khiển dân dụng;

- Thiết kế mạng điện chiếu sáng dân dụng;

- Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

- Tổ chức thi công các công trình chiếu sáng dân dụng;

- Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế.

1.2.4. Thái độ:

- Có thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

- Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chuyên ngành Công nghệ kỹ

- Có khả năng tự học nghiên cứu cập nhật kiến thức, đúc kết kinh nghiệm để thuật tự động hóa; hình thành kỹ năng tư duy, lập luận;

- Tuân thủ đúng nội quy về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể tham gia làm tại các vị trí như::

- Tại các nhà máy điện, công ty điện lực, các đơn vị, xí nghiệp điện lực, các công ty tư nhân về thiết kế, xây dựng, giám sát các công trình điện, là cán bộ kỹ thuật quản lý, vận hành, sửa chữa hệ thống điện tòa nhà, công trình xây dựng có hệ thống điện phục vụ dân sinh;

- Tự thành lập công ty hay doanh nghiệp nhỏ lắp đặt, sửa chữa, kinh doanh vật tư, thiết bị ngành điện;

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và kỹ năng.

 

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

- Khối lượng kiến thức, tối thiểu: 2460 giờ (tương đương 96 tín chỉ)

 

Ngày đăng: 19/09/2016
Thông tin liên quan
Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Môi trường
Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc
Cao đẳng Quản lý xây dựng
Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Trắc địa
Cao đẳng Tin học ứng dụng
Cao đẳng Kỹ thuật lắp đặt điện và Điều khiển trong công nghiệp
Cao đẳng Điện công nghiệp
Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Cao đẳng Thiết kế nội thất
Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật Hạ tầng đô thị
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ - CDT0128
Địa chỉ: Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: Phòng Tổ chức - Hành chính (024).3652.0944 ; Phòng Đào tạo (024).3.8780401
Tư vấn tuyển sinh: (024).3.877.0034
Fax: (024).3.827.1305
Copyright 2016 © cuwc.edu.vn